Tiền Giang Quê Tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Du học tại Học viện EASB, nhận iPad 2 sành điệu
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyTue Apr 03, 2012 7:22 am by edulinks

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyWed Feb 15, 2012 12:34 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptySat Sep 24, 2011 7:21 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyThu Aug 18, 2011 8:25 am by tuquynh

» which data card is better in hyderabad,andhra pradesh?
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyWed Aug 03, 2011 2:46 pm by Khách viếng thăm

» free bonus casino no deposit
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyWed Aug 03, 2011 4:09 am by Khách viếng thăm

» fatty acids in fish oil
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyTue Aug 02, 2011 11:33 pm by Khách viếng thăm

» SVC Host services Win32 process?
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyTue Aug 02, 2011 5:35 pm by Khách viếng thăm

» What are the best lightweight JavaScript MVC solutions out there?
Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời EmptyMon Aug 01, 2011 9:31 pm by Khách viếng thăm

Affiliates
free forum


Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời

Go down

Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời Empty Nghệ sĩ Bảy Nam: Vang bóng một thời

Bài gửi by hangoc83 Wed Mar 31, 2010 2:31 pm

Nghệ sĩ Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang trong một gia đình có 12 người con, mà phân nửa theo nghề hát cải Lương, nổi bật nhất là bà Bảy Nam và chị là bà Năm Phỉ.





Cố nghệ sĩ tài danh Bảy Nam.


Nghệ sĩ tiền phong Bảy Nam vang bóng một thời, bà là thân mẫu của kỳ nữ Kim Cương và là em của nghệ sĩ Năm Phỉ lừng danh tên tuổi thời thập niên 1930. Câu chuyện dưới đây do bà kể lại vào khoảng giữa thập niên 1960, hôm ấy nhằm bữa ban tuyển chọn giải Thanh Tâm họp để chấm điểm tuyển chọn nghệ sĩ triển vọng và diễn viên xuất sắc (nghệ sĩ Bảy Nam từng được mời tham gia ban tuyển chọn giải Thanh Tâm, là một trong những thành viên giám khảo từng chấm giải diễn viên xuất sắc cho nghệ sĩ Thành Ðược, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Lệ Thủy...

Vào nghiệp cầm ca từ năm 1926, nghệ sĩ Bảy Nam phục vụ sân khấu cải lương suốt bốn thập niên, và trong cuộc đời nghệ thuật, những năm đầu thập 1930 đã làm bầu gánh hát và cũng gian nan vinh nhục với nghiệp làm bầu. Theo bà kể lại thì năm mới 19 tuổi đã dám đứng ra lập gánh hát, dành dụm bao nhiêu vốn liếng đều trút hết ra để lập gánh, thiếu thốn tới đâu vay nợ tới đó, nữ trang, vật dụng trong nhà có thứ nào cầm thế được là cầm ráo hết.

Trước ngày khai trương là gởi thiệp mời tứ tung, lựa mấy hàng ghế thật tốt mời chính quyền, mời nhà báo, thân bằng quyến thuộc, mời chủ nợ và cả mấy chủ tiệm cầm đồ. Mời để rộng đường giao thiệp, mời để đền ơn trả nghĩa, nhứt là để có đông khán giả mới hăng hái trổ hết tài năng, bởi danh dự và được hát là trên hết.

Tin ở tài năng của mình, bà bao gồm hết mọi việc, không phân công cho ai cả, vì ai làm bà cũng không vừa ý, tuồng nào bà cũng lãnh vai chánh, sợ người khác sẽ không đóng vai trò được như mình. Thế mà gánh hát càng ngày càng xuống dốc, khán giả dần dần thưa thớt, thậm chí đến những giấy mời cũng chỉ thấy mấy chị giúp việc nhà, hoặc trẻ nhỏ lên ghế danh dự ngồi coi. Nhiều đêm vắng khách muốn trả vé, nhưng danh dự của gánh hát và của cá nhân, biết ăn nói làm sao đây? Giá lúc đó mà trời đổ mưa xuống thì khỏe biết mấy!

Tình trạng ấy làm cho bà mất hết tinh thần, tiền bạc chạy không ra, hát thì không ai coi. Trong lúc ấy thì có người chỉ cho con đường sinh lộ, họ khuyên bà đưa gánh hát lên đồn điền cao su của đại công ty Terres Rouges của người pháp mà thiên hạ gọi là đồn điền “Ðất Ðỏ” có tiếng là giàu mạnh nhứt ở Nam Kỳ.

Sở chánh ở gần biên giới Việt Miên, chạy dài đến Bà Rịa, đất đai mênh mông, cả mấy chục sở đặt dưới quyền của ông giám đốc người Pháp oai quyền tối thượng. Ðồn điền tổ chức đại qui mô, thiết lập cả chợ búa, nhà thương, trường học, hãng sửa xe và luôn cả bót cảnh sát của riêng công ty nữa...

Nghe vậy bà quyết định tìm đến ông giám đốc người Pháp để thực hiện chương trình đem gánh hát lên đồn điền phục vụ khán giả, mà đại đa số là dân phu cạo mủ cao su. Bà nói lúc đó vi cánh tả tơi, không lẽ ăn mặc lôi thôi đi gặp ông giám đốc đồn điền, nên chạy lại nhà người chị là nghệ sĩ Năm Phỉ mượn đỡ chiếc áo dài. Sau khi lục lạo thấy cái áo thêu kim tuyến khá đẹp nên mặc vào, trang điểm và bao một chiếc xe lô cho ra thể thống một bầu gánh hát.

May mắn cho bà là hôm bữa đó ông Tây giám đốc đồn điền có mặt tại văn phòng và khi đưa danh thiếp vào, ông liền cho mời bà vào tiếp đãi một cách niềm nở lễ phép như đối với một thượng khách, làm cho cả văn phòng ai cũng ngạc nhiên. Ông ân cần hỏi han vì lý do nào bà đến viếng ông? Nhờ người thông ngôn, bà đưa ý kiến xin hát trong sở cao su của công ty Terres Rouges của ông cho tất cả nhân viên từ quản lý, thư ký văn phòng, mấy thầy giám thị đến gia đình các công nhân, phu cạo mủ, tài xế v.v... để cho họ có dịp giải trí, vì trong sở làm việc suốt năm nầy sang năm khác, họ không có cơ hội ra tỉnh thành để coi hát. Họ không đến gần gánh hát thì gánh hát phải đến gần họ. Ông giám đốc tán thành ngay ý kiến của bà, và sau khi suy nghĩ ông đề nghị trả mỗi lần coi hát của một công nhân là 2 cắc (thời đầu thập niên 1930 này hai cắc tức 2 hào ăn hủ tiếu uống cà phê vừa đủ). Căn cứ vào danh sách trong sở, mỗi đêm hát một sở, gặp sở lớn độ một ngàn dân thì nhờ, nếu sở nhỏ cỡ bốn năm trăm dân thì phải chịu ít tiền vậy.

Ðồn điền Terres Rouges chia ra khoảng 30 sở vừa lớn nhỏ, hát mỗi tối một sở, giáp vòng khoảng 30 đêm thì trở lại hát lần thứ nhì. Các phương tiện chuyên chở đào kép, sơn thủy, và ngay cả việc tiếp tế hàng ngày cũng do công ty cao su đài thọ. Ông Tây giám đốc còn dành cho gánh hát mọi dễ dãi về việc ăn ở trong sở, mỗi tháng ông sẽ phát cho 2 kỳ lương đúng 15 tây và 1 tây. Sau khi ngã ngũ mọi việc, ông chỉ thị cho thầy bí thư lập tức thi hành.

Bà nói:

- Tôi kiếu từ thì ông đích thân đưa tôi ra tận xe và chính tay ông mở cửa, rồi lễ phép cúi đầu chào để tiễn tôi ra về, khiến cho bao nhiêu nhân viên trong văn phòng đều ngạc nhiên trố mắt nhìn, họ không biết sao mà ông giám đốc uy quyền tuyệt đối này quí trọng tôi quá xá vậy, mà chính tôi cũng không hiểu sao ông ấy tử tế hết mực, đàng hoàng với một bầu gánh hát như thế.

Về đến nhà trước tiên là đem trả chiếc áo dài kim tuyến cho bà chị Năm Phỉ, lúc này thì chị Nam Phỉ có ở nhà chớ khi mượn là không có, thì mới vỡ lẽ ra chiếc áo có một sợi dây ru băng nho nhỏ màu đỏ đính vào trước ngực, biểu hiệu của huy chương, vì chị tôi có nhiều huy chương của Thái Lan, của Lào, của Miên, của Pháp (trong dịp trình diễn văn nghệ ở Paris 1931) và Long Bội Tinh của triều đình Bảo Ðại. Tôi mang đủ thứ huy chương đi gặp ông giám đốc đồn điền người Pháp, mà các huy chương của nước Pháp và các nước thuộc địa thì ông Tây nhìn vào là biết ngay loại nào rồi.

Dân Pháp rất trọng người có danh dự, thấy tôi mang huy chương tưởng là tài danh của đất nước mới tiếp rước đặc biệt như thế. Còn tôi thì chẳng biết nên mới gan, nào biết nào hay trên chiếc áo có nhiều mề đay (huy chương) và mặc suốt ngày, đi đứng tự nhiên. Rõ ràng là “điếc không sợ súng” vậy!

Thế là gánh hát nhỏ của nữ nghệ sĩ tiền phong Bảy Nam được dọn lên phục vụ bà con dân phu đồn điền cao su Ðất Ðỏ ở vùng Hớn Quản, Lộc Ninh, Xa Cát và dài xuống Thủ Dầu Một, Bà Rịa...

Bà nói rằng suốt năm trời ở vùng cao su đất đỏ thật là yên ổn, hết trôi xuống rồi lại trôi lên và hát cho đồn điền thì con số người coi nhất định (căn cứ vào danh sách) nên khỏi tốn chương trình, khỏi mướn xe chuyên chở, khỏi thuế má, khỏi lo vé bán, khỏi lo kẹt rạp, vì mỗi sở đều có nhà lấy mũ cao su, tuy không rộng lớn lắm cũng có thể bắc vài tấm ván để làm sân khấu. Chỉ cần treo một tấm “phông” thôi, và dựng 2 tấm đề co là đủ tượng trưng cho một triều đình hay một biệt thự. Sở nào nhỏ không có nhà lấy mũ cao su thì hãng sẽ cho hai xe vận tải to tướng, bỏ mấy tấm bửng xuống rồi ghép nhau lại tạm làm sân khấu, và phía trên thì dùng tre cột tréo làm giàn, phủ vài lớp lá cây xem cũng đàng hoàng lắm. Về phần khán giả thì tha hồ muốn ngồi đâu thì ngồi, sân khấu giữa vườn cao su, rộng mênh mông, ai gần nhà thì tự tiện xách ghế đến mà ngồi cho khỏe hơn, ai nhà xa làm biếng thì cứ ngồi phịch xuống đất cũng tốt.

Mấy sở ở gần sở chánh thì có máy điện riêng, khi nào có hát thì họ cho máy điện chạy, bằng không thì máy được đưa vào kho, và sở nào xa quá, nhỏ quá thì dùng đèn măn xông thay thế. Bữa nào đèn măn xông trục trặc thì quyền biến, lấy mũ cao su cặn quấn vào cây đốt lên cũng sáng sủa để hát. Phần tài chánh thì đã được bảo đảm hoàn toàn, cứ mỗi kỳ nửa tháng lãnh tiền về phân phát cho anh em đào kép thì y như ngày lễ, ngày vui vẻ rộn rịp. Nhứt là đầu tháng các nhân viên công nhân và anh em trong gánh cũng đồng lãnh lương, thật là tưng bừng, chia ra từng nhóm, nhóm thì nhậu nhẹt gà vịt, nhóm thì gầy sòng đậu chến, dẫu có rỗng túi cũng chẳng sao, họ vui lòng chờ kỳ lãnh lương sắp tới. Những ông thầy thuốc (sau này gọi là bác sĩ), giáo viên, thơ ký làm việc tại đồn điền Terres Rouges, về sau có người lập nên cơ nghiệp hẳn hòi, trở nên giàu có, về tỉnh về thành an hưởng thanh nhàn, và cũng có người xoay nghề khác những hẳn không quên kỷ niệm thời làm việc ở đồn điền cao su.

Riêng về phần bà thì đỡ lo đủ mọi mặt, nhứt là tiền lương có công ty bảo đảm, rạp hát khỏi tranh giành, đào kép khỏi phải bị mua chuộc, tài nghệ cũng chẳng ai tranh đua, về điểm nầy, kỳ thật đó là nguy hại nhứt cho cuộc đời đi hát của bà. Nếp sống yên lành quá, lặng lẽ quá không tranh đua tức là không trau giồi, không tiến tức nhiên là lùi, tên tuổi và tài năng ngày một lùi xa và lu mờ dần theo năm tháng. Có một điều an ủi phần nào, là tất cả trong gánh cùng sống chung trong sự êm ấm của một đoàn người đặt nặng vấn đề tương thân tương trợ, trong tinh thần cởi mở, thông cảm nhau, lo lắng thương mến nhau như cùng một cha một mẹ, không bao giờ chống báng nhau vì tham vọng bạc tiền. Người trong gánh hát xem nhau như một gia đình, bầu gánh, đào kép, không có nghĩa chủ nhân và công nhân, không còn mang nặng ý thức phong kiến như ngày xưa nữa.

Bà còn ghi nhớ một kỷ niệm chua xót mà đến chết cũng khó quên. Với sân khấu lộ thiên như đã kể ở đoạn trên, gặp mùa nắng ráo thì thoáng khí khỏe khoắn lắm, nhưng gặp mùa mưa thì thật là khổ. Trên sân khấu còn được phủ vài lớp lá, có mưa lai rai cũng chẳng sao, bằng như mưa lớn thì chỉ bị ướt một đôi chỗ thôi. Tội nghiệp cho khán giả vì chỗ ngồi là đất đỏ ướt át lầy nhầy dơ bẩn, nhưng phần đông họ cũng mê coi hát nên ít khi họ bỏ cuộc, đêm nào có hát là họ đều có đem theo nón lá, hoặc dù, để trời có mưa lâm râm, họ vẫn chịu trận đứng coi cho tới vãn.

Anh em trong gánh hễ nghỉ là mất hết một đêm lương, nên dầu bị tạt nước mưa cũng ráng hát riết cho rồi. Có một đêm nọ, ông trời cay nghiệt làm sao, đầu hôm thì trời trong sao sáng, ai nấy cũng mừng, nhưng khi chỉ một màn nữa là kết cuộc thì trời bắt lai rai, đào kép đồng ý hát rút để thoát nạn, nhưng dầu có hát rút thế mấy cũng thi đua không kịp với ông trời. Ðang hát thì cơn mưa đổ xuống, tội cho đám khán giả ở trong vườn cao su, ban đầu lai rai còn ráng che dù, đội nón, đỡ gạt những giọt mưa nho nhỏ, nhưng khi nước mưa ào ào trút xuống thì mạnh ai nấy chạy tìm chỗ trú mưa. Chiếc máy đèn cũng lạnh mà tắt queo luôn, giông to gió lớn, giữa rừng cao su tối mò, những diễn viên trên sân khấu ai đứng đâu là phải đứng đấy, chớ có thấy đường sá gì đâu, mà dầu có thấy cũng không thể đi đâu được, bởi chung quanh toàn là rừng cao su. Chỉ có sân khấu được che vài lớp lá, còn có thể ẩn thân được, thôi thì mạnh ai nấy mò mẫm, kiếm chỗ ngồi tạm chờ cho hết mưa sẽ hay.

Kể thêm về kỷ niệm của đêm mưa ấy, nghệ sĩ Bảy Nam nói tiếp:

-Mưa càng lúc càng to, giữa rừng âm u bốn bên gió lộng, tụi tui cảm thấy buồn buồn và lành lạnh nên quơ quào tìm bàn kiếm rương để tựa lưng nghỉ đỡ, tuy có lạnh nhưng bộ đồ hát còn mặc nên ấm áp phần nào. Chúng tôi định nằm chờ đợi hết mưa, ai ngờ ngủ tuốt lúc nào không hay, đang ngủ một cách ngon lành bỗng nghe trống đánh thùng thùng, dựng ngược chúng tôi dậy (khi xưa gánh hát đánh trống báo hiệu trước khi mở màn). Máy đèn chạy nghe bịch bịch, và ngoài trời tiếng người lao xao: Ê hát đi, kéo màn hát tiếp đi chớ! Chúng tôi đứa nào mặt mày cũng ngơ ngác vì hãy còn ngây ngủ, coi lại đã ba giờ khuya rồi. Trời ơi! Ba giờ khuya mà còn bắt hát tiếp, khán giả không chịu tha Tào một phen, thật là khổ quá! Có anh hỏi tôi: “Hồi đầu hôm mình hát tới đâu? Ðã hết màn ba rồi, còn màn tư là màn chót, tụi mình ráng chút xíu nữa cho có lương, chớ không lý đêm nay mình hát thả giàn? Ðêm ấy tôi đóng một vai bị tình phụ, tôi buồn, tôi tủi, tôi đau khổ rồi đến tự tử. Trong khi tôi đau khổ khóc than thì ông Trời giáng xuống một trận mưa, bắt buộc nỗi khổ đau của tôi phải ngừng lại, rồi lúc tôi đang ngủ gà ngủ gật lại buộc tôi thức dậy đặng đau khổ tiếp. Tình cảm bị gián đoạn, diễn xuất không liên tục, bắt buộc khóc lóc ngang xương, thật là giết người ta không bằng! Nhưng khi màn kéo lên, bước ra sân khấu là tôi khóc lập tức, khóc mạnh, khóc vì tôi đang ngủ mà dựng tôi dậy để bắt tôi phải đau khổ vì tình. Tôi khóc vì tên tuổi, tài năng của mình ngày tháng qua đã bị trôi theo mũ cao su, sao mà số mạng tôi long đong quá vậy!
hangoc83
hangoc83

Tổng số bài gửi : 31
Points : 93
Join date : 30/03/2010
Age : 40

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết