Tìm kiếm
Latest topics
Người dân nông thôn khát khao ánh sáng văn hóa và lễ hội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người dân nông thôn khát khao ánh sáng văn hóa và lễ hội
Vâng, có thể chứng minh điều đó qua Lễ Hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tại Tiền Giang
* Mỹ Tho quá tải vì... đông vui
Trong ngày khai mạc, 19/4 - thứ hai đầu tuần, tất cả những nẻo đường đổ về khu trung tâm trong đêm khai mạc đều chật cứng dòng xe dòng người. Những con đường trở nên quá nhỏ bé, chật chội. Không chỉ có dân Tiền Giang mà còn có nhiều bà con đến từ các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An và các vùng lân cân. Từ Hà Hội, các tỉnh miền Bắc, miền Trung.
Chợ nổi Cái Bè. Ảnh Duy Anh.
Tối 19/4, tất cả các khách sạn lớn bé ở Mỹ Tho đều không còn chỗ trống. Lần đầu tiên tỉnh Tiền Giang đón tiếp một lượng khánh đông đến như vậy. Ban tổ chức phải huy động sự trợ giúp của hệ thống khách sạn Bến Tre.
Bà con từ các huyện xa trong tỉnh như Gò Công Tây, Gò Công Đông, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè... đã về Mỹ Tho từ lúc sớm. Họ thong thả hân hoan trong sự chen vai sát cánh đi xem cây trái, xem triển lãm hàng hóa, xem những kỷ lục được thiết lập bằng trái cây.., và háo hức chờ xem chương trình lễ khai mạc với những bài ca tân nhạc, cổ nhạc đặc sắc ....
Rất nhiều cụ ông cụ bà tuổi ngoài 70 vẫn đến với Lễ hội trái cây, để được nhìn sản vật từ đất đai và sức người ở khắp các vùng miền cùng tề tựu. Ông Ba năm nay 85 tuổi - đã được con trai "hộ tống" đến Lễ hội. Mặc dầu tai đã lãng và chân đã yếu ,nhưng ông cho biết, ông rất vui khi tỉnh nhà tổ chức một ngày hội lớn cho nhà vườn như thế này. Gia đình ông có 7- 8 hecta vườn ở một cù lao thuộc huyện Cái Bè, trồng sầu riêng, bưởi và cam sành.
Không chỉ có thanh niên thiếu nữ mà người già và em bé đều hào hứng bước vào khuôn viên lễ khai mạc, để được mắt thấy tai nghe Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thế Ngọc phát biểu; để thưởng thức giọng ca điệu múa, để nhìn ngắm các diễn viên từ Sài Gòn xuống, ... và để được thỏa thích xem bắn pháo bông.
Có đắm chìm trong không gian thơm ngát hương cây trái miệt vườn, có ngắm nghía những gương mặt hớn hở của người mua kẻ bán tại khuôn viên lễ hội, có chịu cảnh đi bộ mà chen chân đến ướt mồ hôi vì kẹt người và kẹt xe để vượt qua ngã tư Hùng Vương - Nguyễn Trãi đến với khán đài lễ khai mạc, và phải hòa vào dòng người sung sướng dõi mắt xem những chùm pháo bông tỏa sáng trên bầu trời đêm Mỹ Tho..., chúng ta mới cảm nhận đầy đủ sự khát khao và háo hức của bà con vùng sâu, vùng xa khao khát ánh sáng văn hóa - văn nghệ và lễ hội.
Hình như tất cả các loại xe lớn nhỏ, từ 52 chỗ ngồi, 30 chỗ, 12 chỗ của các huyện, thị trong tỉnh Tiền Giang và các vùng lân cận đều đổ về lễ hội trong đêm khai mạc. Dòng xe đậu kín ken dày dọc Quốc lộ 50 phía sau sân khấu chính. Những bãi xe 2 bánh các nẻo đường khu trung tâm cũng chật kín.
Nhiều lắm lắm bà con vùng sâu vùng xa phải thuê xe để đến thưởng ngoạn một lễ hội mà "từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ mới thấy". Và sau khi "vãn tuồng" thì ông bà, cha mẹ nắm tay con cháu đi bộ một quãng đường dài mấy cây số mới tìm được xe trở về...
Mặc dù không phải mọi thứ ở Festival đều thật hoàn hảo như mong muốn, nhưng nét mặt ai cũng thỏa mãn và hài lòng ,vì đã được thưởng thức một lễ hội thật hoành tráng, thật ấn tượng và thật ý nghĩa...
* Dân Cái Bè trẩy hội bằng xuồng
Một chương trình được bà con chờ đón trong Festival miệt vườn là đêm khai mạc lễ hội Chợ Nổi Cái Bè vào tối thứ ba 20/4.
Huyện Cái Bè có 23 xã và một thị trấn, tổng diện tích 41.000ha, dân số 280.000 người. Mặc dù kinh tế chủ lực là sản xuất lúa (diện tích 21.000ha cho sản lượng 300.000 tấn), nhưng với tổng diện tích vườn cây ăn trái các loại 15.600 ha, sản lượng hàng năm lên tới trên 200.000 tấn, Cái Bè hiện đang xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của "Vương quốc trái cây" Tiền Giang. Xoài cát Hòa Lộc và bưởi Lông Cổ Cò là hai loại cây được chọn là cây trồng chủ lực, để định hướng phát triển và quảng bá thương hiệu ở đây. Được biết, Hội làm vườn Cái Bè đã và đang thực hiện những chương trình, định hướng của đề án xuất khẩu rau quả ,nhằm giúp địa phương phát huy được thế mạnh: tập trung chuyên canh, ứng dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật nâng chất lượng sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chương trình Lễ hội Chợ Nổi Cái Bè bắt đầu lúc 19g30, nhưng mới 4 - 5 giờ chiều, bà con từ những kênh rạch chằng chịt của các xã đã lác đác nổ máy đuôi tôm, hoặc chèo xuồng theo con nước lớn tề tựu về ngã ba vàm sông Cái Bè (đoạn sông giáp ranh hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long), để chờ xem chương trình lễ hội Chợ Nổi, mặc cho mây xám vần vũ kéo đến báo hiệu cơn mưa sớm đầu mùa.
Tổng chiều dài của sông rạch cả miền Tây Nam bộ là 54.000km. Từ thời khẩn hoang lập đất,nền văn minh văn hoá sông nước đã hình thành rất đặc trưng. Những người dân một nắng hai sương miệt vườn luôn lấy xuồng ghe để đi lại, giao thương buôn bán, sinh sống. Dọc ngang kênh rạch, ai nghèo lắm cũng ráng sắm một chiếc xuồng ba lá làm phương tiện di chuyển, nhà nào khá giả thì có xuồng tam bản với máy đuôi tôm, ai có ghe bầu và máy Yanmar là thuộc hàng trung lưu quí tộc... Chợ búa, trao đổi hàng hóa thường họp ngay trên sông, buôn bán ngay trên ghe xuồng bập bềnh trên sóng nước nên gọi là chợ nổi. Chợ nổi thường được họp ở nơi giao nhau giữa các con sông và kênh rạch. Ông bà già xưa tính rằng chợ nổi đã có vài trăm năm tuổi.
Ở miền Tây Nam bộ có rất nhiều chợ nổi, nhưng quy mô lớn là chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang, chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Phương Điền, Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Năm Căn (Cà Mau).
Ngoài những hàng hoá sản vật chung, mỗi chợ còn có những mặt hàng riêng nổi trội của xứ mình. Chợ nổi Cái Răng là các loại rau củ quả như bầu, bí, khoai, rau các loại... Chợ nổi Phụng Hiệp thì gần như bán các loại đặc sản "động vật" của miền Tây Nam bộ như chuột đồng, rùa, rắn, trăn, tôm, cua... Chợ nổi Năm Căn gần như "độc quyền" các loại thuỷ hải sản nuôi trồng đánh bắt cả của sông lẫn biển.
Chợ nổi Cái Bè thường là các loại cây trái ngon, mùa nào quả đó như sầu riêng, măng cụt, vú sữa, xoài, nhãn, cam, quít, bưởi, mận ổi... Chợ nổi Cái Bè mang nét duyên của miền quê thuần chất miệt vườn và không chỉ là điểm bán buôn trên sông của nhà vườn mà là một điểm đến của khách du lịch. Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch thì đan xen chằng chịt, nên phương tiện giao thông hoàn toàn bằng đường thuỷ.
Đồng chí Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang tham quan các gian hàng tại Trung tâm Thương mại trái cây SATRA - Hòa Khánh. Ảnh: Hương Thu
Phát biểu tại Lễ khai mạc chợ nổi Cái Bè, đồng chí Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: "Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch, Chợ nổi Cái Bè đã trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nét sinh hoạt đặc trưng của cư dân vùng sông nước Nam bộ. Nếu như năm 2004, tổng lượt khách du lịch đến tham quan Chợ nổi Cái Bè là 45.575 lượt người, thì đến năm 2009 đã đạt 112.000 lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 80%...".
Với Chợ nổi và các hoạt động lễ hội trên sông kéo dài trong 3 ngày, tỉnh Tiền Giang muốn giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với vườn cây ăn trái, làng nghề truyền thống tại khu vực Cái Bè. Qua đó định hướng xây dựng các mô hình, tuyến điểm du lịch sinh thái miệt vườn theo hướng liên kết giữa các địa phương trong vùng, để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn du khách, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch và nâng cao thu nhập của nhân dân. Và cũng nhằm thu hút các nguồn lực, thực hiện chủ trương xã hội hóa, phát triển du lịch bền vững cùng với việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn minh miệt vườn...
Đến với lễ khai mạc chợ nổi Cái Bè, số lượng nhân dân trong huyện và các vùng lân cận đã vượt ngoài tầm dự đoán của ban tổ chức. Người đông đúng nghĩa "đi trẩy hội". Kẻ đi bằng đường bộ, người đi bằng đường sông. Không đủ ghế ngồi thì bà con đứng... Tất cả đều khát khao một ngày hội lớn, khát khao ánh sáng văn hóa văn nghệ...
Sân khấu lộ thiên có một không hai, nửa trên bến nửa dưới sông, vừa lạ lùng vừa lãng mạn. Những cánh hoa đăng sáng lấp lánh thả trên dòng nước. Diễn viên nửa đứng diễn trên sân khấu, nửa ngồi dưới xuồng chèo và hát tân cổ nhạc. Chương trình sân khấu hóa tái hiện cuộc sống thực của cư dân miền sông nước: quen nhau, yêu thương và nên nghĩa vợ chồng. Đám cưới tổ chức trên sống, rước dâu bằng xuống... Phông sân khấu là những chiếc ghe bầu lớn với thành ghe phết bằng hắc ín còn in dấu chai trét kẻ, nền sân khấu là quang cảnh xuồng ghe nhộn nhịp sinh hoạt mua bán trái cây trên sông nước... Hình ảnh cuộc sống đời thường thân thiết ấy đã được sân khấu hóa, tạo được ấn tượng tốt đẹp và gần gũi với người xem.
Sân khấu lộ thiên dưới bầu trời đêm lồng lộng gió nhưng vẫn thấy chật chội so với số lượng quá đông bà con ái mộ. Tất nhiên, mọi người thật hỉ hả với chương trình sân khấu lễ hội đặc sắc và phần bắn pháo hoa nghệ thuật kết thúc. Mặc dù chật cứng, nhưng ai cũng ước ao lại có dịp thưởng thức những chương trình lễ hội, văn hóa văn nghệ, được gặp gỡ giao lưu văn nghệ sĩ...
Chương trình lễ hội Chợ Nổi Cái Bè đã đem đến niềm vui cho đông đảo nhân dân, tạo niềm tin về sự phát triển mạnh mẽ du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái - một thế mạnh của Cái Bè, Tiền Giang nói riêng và cả cụm miền Tây Nam bộ nói chung.
Ông Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: "Chúng tôi mong muốn mỗi năm đều tổ chức 1 lễ hội lớn để nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự. Điều mà lãnh đạo tỉnh quan tâm nhất hiện nay là phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Có phát triển kinh tế thì mới có điều kiện giữ gìn và phát huy thế mạnh văn hóa - xã hội. Tất nhiên, để thu hút đầu tư thì bên cạnh các cơ chế ,thủ tục, trước tiên phải xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng..."
Theo tiengiang.gov.vn
* Mỹ Tho quá tải vì... đông vui
Trong ngày khai mạc, 19/4 - thứ hai đầu tuần, tất cả những nẻo đường đổ về khu trung tâm trong đêm khai mạc đều chật cứng dòng xe dòng người. Những con đường trở nên quá nhỏ bé, chật chội. Không chỉ có dân Tiền Giang mà còn có nhiều bà con đến từ các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An và các vùng lân cân. Từ Hà Hội, các tỉnh miền Bắc, miền Trung.
Chợ nổi Cái Bè. Ảnh Duy Anh.
Tối 19/4, tất cả các khách sạn lớn bé ở Mỹ Tho đều không còn chỗ trống. Lần đầu tiên tỉnh Tiền Giang đón tiếp một lượng khánh đông đến như vậy. Ban tổ chức phải huy động sự trợ giúp của hệ thống khách sạn Bến Tre.
Bà con từ các huyện xa trong tỉnh như Gò Công Tây, Gò Công Đông, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè... đã về Mỹ Tho từ lúc sớm. Họ thong thả hân hoan trong sự chen vai sát cánh đi xem cây trái, xem triển lãm hàng hóa, xem những kỷ lục được thiết lập bằng trái cây.., và háo hức chờ xem chương trình lễ khai mạc với những bài ca tân nhạc, cổ nhạc đặc sắc ....
Rất nhiều cụ ông cụ bà tuổi ngoài 70 vẫn đến với Lễ hội trái cây, để được nhìn sản vật từ đất đai và sức người ở khắp các vùng miền cùng tề tựu. Ông Ba năm nay 85 tuổi - đã được con trai "hộ tống" đến Lễ hội. Mặc dầu tai đã lãng và chân đã yếu ,nhưng ông cho biết, ông rất vui khi tỉnh nhà tổ chức một ngày hội lớn cho nhà vườn như thế này. Gia đình ông có 7- 8 hecta vườn ở một cù lao thuộc huyện Cái Bè, trồng sầu riêng, bưởi và cam sành.
Không chỉ có thanh niên thiếu nữ mà người già và em bé đều hào hứng bước vào khuôn viên lễ khai mạc, để được mắt thấy tai nghe Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thế Ngọc phát biểu; để thưởng thức giọng ca điệu múa, để nhìn ngắm các diễn viên từ Sài Gòn xuống, ... và để được thỏa thích xem bắn pháo bông.
Có đắm chìm trong không gian thơm ngát hương cây trái miệt vườn, có ngắm nghía những gương mặt hớn hở của người mua kẻ bán tại khuôn viên lễ hội, có chịu cảnh đi bộ mà chen chân đến ướt mồ hôi vì kẹt người và kẹt xe để vượt qua ngã tư Hùng Vương - Nguyễn Trãi đến với khán đài lễ khai mạc, và phải hòa vào dòng người sung sướng dõi mắt xem những chùm pháo bông tỏa sáng trên bầu trời đêm Mỹ Tho..., chúng ta mới cảm nhận đầy đủ sự khát khao và háo hức của bà con vùng sâu, vùng xa khao khát ánh sáng văn hóa - văn nghệ và lễ hội.
Hình như tất cả các loại xe lớn nhỏ, từ 52 chỗ ngồi, 30 chỗ, 12 chỗ của các huyện, thị trong tỉnh Tiền Giang và các vùng lân cận đều đổ về lễ hội trong đêm khai mạc. Dòng xe đậu kín ken dày dọc Quốc lộ 50 phía sau sân khấu chính. Những bãi xe 2 bánh các nẻo đường khu trung tâm cũng chật kín.
Nhiều lắm lắm bà con vùng sâu vùng xa phải thuê xe để đến thưởng ngoạn một lễ hội mà "từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ mới thấy". Và sau khi "vãn tuồng" thì ông bà, cha mẹ nắm tay con cháu đi bộ một quãng đường dài mấy cây số mới tìm được xe trở về...
Mặc dù không phải mọi thứ ở Festival đều thật hoàn hảo như mong muốn, nhưng nét mặt ai cũng thỏa mãn và hài lòng ,vì đã được thưởng thức một lễ hội thật hoành tráng, thật ấn tượng và thật ý nghĩa...
* Dân Cái Bè trẩy hội bằng xuồng
Một chương trình được bà con chờ đón trong Festival miệt vườn là đêm khai mạc lễ hội Chợ Nổi Cái Bè vào tối thứ ba 20/4.
Huyện Cái Bè có 23 xã và một thị trấn, tổng diện tích 41.000ha, dân số 280.000 người. Mặc dù kinh tế chủ lực là sản xuất lúa (diện tích 21.000ha cho sản lượng 300.000 tấn), nhưng với tổng diện tích vườn cây ăn trái các loại 15.600 ha, sản lượng hàng năm lên tới trên 200.000 tấn, Cái Bè hiện đang xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của "Vương quốc trái cây" Tiền Giang. Xoài cát Hòa Lộc và bưởi Lông Cổ Cò là hai loại cây được chọn là cây trồng chủ lực, để định hướng phát triển và quảng bá thương hiệu ở đây. Được biết, Hội làm vườn Cái Bè đã và đang thực hiện những chương trình, định hướng của đề án xuất khẩu rau quả ,nhằm giúp địa phương phát huy được thế mạnh: tập trung chuyên canh, ứng dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật nâng chất lượng sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chương trình Lễ hội Chợ Nổi Cái Bè bắt đầu lúc 19g30, nhưng mới 4 - 5 giờ chiều, bà con từ những kênh rạch chằng chịt của các xã đã lác đác nổ máy đuôi tôm, hoặc chèo xuồng theo con nước lớn tề tựu về ngã ba vàm sông Cái Bè (đoạn sông giáp ranh hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long), để chờ xem chương trình lễ hội Chợ Nổi, mặc cho mây xám vần vũ kéo đến báo hiệu cơn mưa sớm đầu mùa.
Tổng chiều dài của sông rạch cả miền Tây Nam bộ là 54.000km. Từ thời khẩn hoang lập đất,nền văn minh văn hoá sông nước đã hình thành rất đặc trưng. Những người dân một nắng hai sương miệt vườn luôn lấy xuồng ghe để đi lại, giao thương buôn bán, sinh sống. Dọc ngang kênh rạch, ai nghèo lắm cũng ráng sắm một chiếc xuồng ba lá làm phương tiện di chuyển, nhà nào khá giả thì có xuồng tam bản với máy đuôi tôm, ai có ghe bầu và máy Yanmar là thuộc hàng trung lưu quí tộc... Chợ búa, trao đổi hàng hóa thường họp ngay trên sông, buôn bán ngay trên ghe xuồng bập bềnh trên sóng nước nên gọi là chợ nổi. Chợ nổi thường được họp ở nơi giao nhau giữa các con sông và kênh rạch. Ông bà già xưa tính rằng chợ nổi đã có vài trăm năm tuổi.
Ở miền Tây Nam bộ có rất nhiều chợ nổi, nhưng quy mô lớn là chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang, chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Phương Điền, Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Năm Căn (Cà Mau).
Ngoài những hàng hoá sản vật chung, mỗi chợ còn có những mặt hàng riêng nổi trội của xứ mình. Chợ nổi Cái Răng là các loại rau củ quả như bầu, bí, khoai, rau các loại... Chợ nổi Phụng Hiệp thì gần như bán các loại đặc sản "động vật" của miền Tây Nam bộ như chuột đồng, rùa, rắn, trăn, tôm, cua... Chợ nổi Năm Căn gần như "độc quyền" các loại thuỷ hải sản nuôi trồng đánh bắt cả của sông lẫn biển.
Chợ nổi Cái Bè thường là các loại cây trái ngon, mùa nào quả đó như sầu riêng, măng cụt, vú sữa, xoài, nhãn, cam, quít, bưởi, mận ổi... Chợ nổi Cái Bè mang nét duyên của miền quê thuần chất miệt vườn và không chỉ là điểm bán buôn trên sông của nhà vườn mà là một điểm đến của khách du lịch. Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch thì đan xen chằng chịt, nên phương tiện giao thông hoàn toàn bằng đường thuỷ.
Đồng chí Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang tham quan các gian hàng tại Trung tâm Thương mại trái cây SATRA - Hòa Khánh. Ảnh: Hương Thu
Với Chợ nổi và các hoạt động lễ hội trên sông kéo dài trong 3 ngày, tỉnh Tiền Giang muốn giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với vườn cây ăn trái, làng nghề truyền thống tại khu vực Cái Bè. Qua đó định hướng xây dựng các mô hình, tuyến điểm du lịch sinh thái miệt vườn theo hướng liên kết giữa các địa phương trong vùng, để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn du khách, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch và nâng cao thu nhập của nhân dân. Và cũng nhằm thu hút các nguồn lực, thực hiện chủ trương xã hội hóa, phát triển du lịch bền vững cùng với việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn minh miệt vườn...
Đến với lễ khai mạc chợ nổi Cái Bè, số lượng nhân dân trong huyện và các vùng lân cận đã vượt ngoài tầm dự đoán của ban tổ chức. Người đông đúng nghĩa "đi trẩy hội". Kẻ đi bằng đường bộ, người đi bằng đường sông. Không đủ ghế ngồi thì bà con đứng... Tất cả đều khát khao một ngày hội lớn, khát khao ánh sáng văn hóa văn nghệ...
Sân khấu lộ thiên có một không hai, nửa trên bến nửa dưới sông, vừa lạ lùng vừa lãng mạn. Những cánh hoa đăng sáng lấp lánh thả trên dòng nước. Diễn viên nửa đứng diễn trên sân khấu, nửa ngồi dưới xuồng chèo và hát tân cổ nhạc. Chương trình sân khấu hóa tái hiện cuộc sống thực của cư dân miền sông nước: quen nhau, yêu thương và nên nghĩa vợ chồng. Đám cưới tổ chức trên sống, rước dâu bằng xuống... Phông sân khấu là những chiếc ghe bầu lớn với thành ghe phết bằng hắc ín còn in dấu chai trét kẻ, nền sân khấu là quang cảnh xuồng ghe nhộn nhịp sinh hoạt mua bán trái cây trên sông nước... Hình ảnh cuộc sống đời thường thân thiết ấy đã được sân khấu hóa, tạo được ấn tượng tốt đẹp và gần gũi với người xem.
Sân khấu lộ thiên dưới bầu trời đêm lồng lộng gió nhưng vẫn thấy chật chội so với số lượng quá đông bà con ái mộ. Tất nhiên, mọi người thật hỉ hả với chương trình sân khấu lễ hội đặc sắc và phần bắn pháo hoa nghệ thuật kết thúc. Mặc dù chật cứng, nhưng ai cũng ước ao lại có dịp thưởng thức những chương trình lễ hội, văn hóa văn nghệ, được gặp gỡ giao lưu văn nghệ sĩ...
Chương trình lễ hội Chợ Nổi Cái Bè đã đem đến niềm vui cho đông đảo nhân dân, tạo niềm tin về sự phát triển mạnh mẽ du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái - một thế mạnh của Cái Bè, Tiền Giang nói riêng và cả cụm miền Tây Nam bộ nói chung.
Ông Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: "Chúng tôi mong muốn mỗi năm đều tổ chức 1 lễ hội lớn để nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự. Điều mà lãnh đạo tỉnh quan tâm nhất hiện nay là phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Có phát triển kinh tế thì mới có điều kiện giữ gìn và phát huy thế mạnh văn hóa - xã hội. Tất nhiên, để thu hút đầu tư thì bên cạnh các cơ chế ,thủ tục, trước tiên phải xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng..."
Theo tiengiang.gov.vn
Similar topics
» Hỗ trợ Tiền Giang hơn 18 tỷ đồng thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
» Di tích khảo cổ GÒ THÀNH
» Thanh Mai nồng nàn váy đỏ
» Chợ Gạo: Có 7.356 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
» Tổ ấm sang trọng của Jang Dong Gun và Ko So Young
» Di tích khảo cổ GÒ THÀNH
» Thanh Mai nồng nàn váy đỏ
» Chợ Gạo: Có 7.356 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
» Tổ ấm sang trọng của Jang Dong Gun và Ko So Young
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tue Apr 03, 2012 7:22 am by edulinks
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Wed Feb 15, 2012 12:34 pm by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sat Sep 24, 2011 7:21 am by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Thu Aug 18, 2011 8:25 am by tuquynh
» which data card is better in hyderabad,andhra pradesh?
Wed Aug 03, 2011 2:46 pm by Khách viếng thăm
» free bonus casino no deposit
Wed Aug 03, 2011 4:09 am by Khách viếng thăm
» fatty acids in fish oil
Tue Aug 02, 2011 11:33 pm by Khách viếng thăm
» SVC Host services Win32 process?
Tue Aug 02, 2011 5:35 pm by Khách viếng thăm
» What are the best lightweight JavaScript MVC solutions out there?
Mon Aug 01, 2011 9:31 pm by Khách viếng thăm