Tìm kiếm
Latest topics
Ngôi nhà có 120 tấn lúa từ thiện
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngôi nhà có 120 tấn lúa từ thiện
Những ngày qua, dư luận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bàn tán xôn xao chuyện một nông dân mới thoát nghèo mà đã ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai các tỉnh miền Trung 9 tấn gạo.
Tôi không hình dung dư luận sẽ xôn xao tới cỡ nào khi bà con biết rằng 9 tấn gạo nói trên chỉ là một phần trong kế hoạch ủng hộ 120 tấn lúa cho đồng bào miền Trung và các hộ nghèo Tiền Giang của người nông dân này.
Sự bất ngờ của Hội Chữ thập Đỏ
Ngày 19.10, bà Lê Ngọc Xuân - cán bộ Chữ thập Đỏ (CTĐ) xã Bình Ân, một xã nghèo vùng sâu thuộc huyện Gò Công Đông – tiếp một người dân tên Lê Văn Mẫm - ngụ ấp Kênh Trên. Bà Xuân đã trố mắt kinh ngạc khi ông Mẫm nhờ cơ quan CTĐ chuyển giúp 9 tấn gạo của gia đình ông cứu trợ đồng bào miền Trung đang bị lũ lụt làm cho tan nhà nát cửa, lâm cảnh thiếu đói. Bất ngờ bởi lẽ, ông Mẫm là một nông dân chỉ sở hữu chưa tới 0,5ha đất trồng mận, vợ ông buôn bán nhỏ mặt hàng rau cải ngoài chợ Gò Công. Ông Mẫm cũng nói rõ, số gạo này chỉ là đợt cứu trợ đầu tiên, gia đình ông sẽ còn tiếp tục cứu trợ nhiều đợt nữa. Bà Xuân đã báo cáo vụ việc về Hội CTĐ huyện Gò Công Đông.
Hội CTĐ huyện Gò Công Đông đã cử người đến gặp ông Mẫm và đề nghị nhận đợt đầu 4 tấn gạo. Ngay ngày hôm sau, ông Mẫm đã chuyển 7 tấn lúa đến nhà máy xay xát để cho ra 4 tấn gạo bàn giao cho Hội CTĐ huyện. Ngày 26.10, đích thân Hội CTĐ tỉnh Tiền Giang đã đến ấp Kênh Trên để nhận tiếp 5 tấn gạo từ gia đình ông Mẫm và trao tặng ông thư cảm ơn của Hội CTĐ tỉnh về hành động cao đẹp này. Hội CTĐ tỉnh Tiền Giang cũng mời vợ chồng ông Mẫm tham gia đoàn cứu trợ của tỉnh đi miền Trung trao quà cứu trợ. Vợ chồng ông Mẫm đã từ chối chuyến đi, một phần vì sức khoẻ không bảo đảm cho chuyến đi đường dài, nhưng cái chính là để ông ở nhà chuẩn bị cho đợt cứu trợ kế tiếp.
Ngày 28.10, khi trao đổi với người viết, bà Lê Ngọc Xuân vẫn còn bồi hồi thán phục và bất ngờ trước sự ủng hộ cứu trợ “lạ lùng” của gia đình ông Mẫm. Bà cho biết, bà không xa lạ gì hoàn cảnh của vợ chồng ông Mẫm. Với chưa tới 5 công vườn và sạp bán rau ngoài chợ, thu nhập hằng năm của gia đình ông Mẫm chỉ khoảng 100 triệu đồng, vậy mà họ tính chuyện ủng hộ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo 120 tấn lúa (khoảng 600 triệu đồng, đã giao tới ngày 26.10 khoảng 16 tấn lúa (9 tấn gạo) tương đương 100 triệu đồng)... Còn ông Nguyễn Văn Đến – Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Ân – thì cho biết, gia đình ông Mẫm có truyền thống làm công tác từ thiện suốt hàng chục năm qua, nhưng ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo số tiền lớn như vậy thì thật bất ngờ và đáng khâm phục.
Tấm lòng rộng nơi hẻm sâu
Từ thị xã Gò Công đi về hướng biển khoảng 10 cây số là đến xã Bình Ân. Đây là vùng quê nghèo, trước đây đất bị nhiễm mặn, những năm gần đây nhờ chương trình ngọt hoá Gò Công mà đời sống người dân khấm khá hơn. Nhà cửa ở đây phần nhiều là nhà tạm bợ, nhà cấp 4, rất ít nhà lầu, nhà biệt thự. Chạy ngoằn ngoèo hơn cây số, tôi tìm đến nhà ông Lê Văn Mẫm nằm cuối con hẻm nhỏ. Ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, diện tích hẹp (khoảng 6m x 6m), nội và ngoại thất đều bình dân, không có bất cứ vật liệu, trang trí nào cao cấp. Xung quanh nhà có nhiều nhà kho chứa lúa và nhiều hồ chứa nước. Ông Mẫm đang ngồi ăn cơm trưa một mình bên hiên nhà, cơm nấu bằng gạo “ngang” (không phải gạo thơm), thức ăn là mướp xào với nấm, tương, chao...
Ông Mẫm cho biết, ông ăn chay trường từ năm 20 tuổi. Nồi cơm ông đang ăn là từ số gạo dạt (lớp lúa nằm sát đất, bị ẩm mốc) trong lô gạo gửi tặng bà con miền Trung. Ông nói: “Lúa của mình, ăn thứ nào cũng được, còn gạo gửi tặng bà con bị thiên tai phải là gạo trắng, chất lượng tốt. Bà con nhận hàng cứu trợ mà thấy gạo bị ẩm mốc thì còn gì là ý nghĩa”. Đích thân gia đình ông đã tuyển chọn, tự tay đem lúa đi xay, rồi mua loại bao bì có chất lượng tốt nhất đựng gạo nhằm bảo đảm gạo ra tới miền Trung vẫn giữ tốt phẩm cấp.
Ông Mẫm đưa tôi đi xem các kho chứa quanh nhà vẫn còn đầy ắp lúa. Ông cho biết, số lúa này ông mua của bà con quanh vùng vào vụ hè thu vừa qua, giá từ 4 đến 5 ngàn đồng/kg. Tổng cộng số lúa nhập kho khoảng 120 tấn, được ông bảo quản rất kỹ, có trang bị phương tiện chống ẩm mốc và chống chuột phá hoại. Ông nói: “Dù ai có mua với giá 10 ngàn/kg tôi cũng không bán. Đây là số lúa gia đình tôi mua để dùng hết làm từ thiện, chủ yếu giúp đồng bào bị thiên tai miền Trung, một phần giúp đồng bào nghèo trong xã, huyện trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.
Kế bên các kho lúa là dãy hồ bêtông cao ráo, tổng cộng 13 cái với tổng sức chứa khoảng 50 ngàn đôi nước (tương đương 2.000m3), tổng số tiền đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Vùng đất Bình Ân chưa có nước máy, vào mùa khô bà con gặp nhiều khó khăn chuyện nước ngọt cho sinh hoạt. Gia đình ông Mẫm xây dãy hồ chứa nước này là để cung cấp miễn phí nước sinh hoạt cho bà con trong những tháng mùa khô.
Cùng ông Mẫm tiếp chuyện người viết còn có cô con gái lớn của ông – chị Lê Thị Thanh Thuỷ. Chị Thuỷ bị bệnh nan y – suy thận mạn – từ 7 năm qua. Hiện đôi tay của chị luôn bị run, rất khó khăn trong sinh hoạt. Chị vừa mới đi tái khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy – TPHCM trở về. Không chỉ chữa bệnh cho mình, trong 1 ngày ở Bệnh viện Chợ Rẫy chị đã cấp phát 2,8 triệu đồng “làm phước” cho những người bệnh gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Chị Thuỷ nói: “Theo gương của cha mẹ, ba chị em chúng tôi đứa nào cũng tham gia làm việc thiện. Làm ra được 10 đồng, chúng tôi giúp những người nghèo khó 3 – 4 đồng”.
Gom từng ngàn đồng để làm việc nghĩa
Nhìn sắc vóc của ông Mẫm, tôi cứ ngỡ ông đã gần 70, nhưng thực ra ông mới 56 tuổi. Cuộc đời cơ cực đã làm ông già nhanh hơn tuổi. Hiện công việc hằng ngày của ông là chăm sóc gần 0,5ha vườn và phụ vợ con chạy chợ bán rau. Ông đưa tôi ra khu vườn trồng đầy mận. Mùa này mận mới ra hoa, chưa có trái. Từ khu vườn này, hằng năm ông thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Nhìn ông chăm sóc từng gốc mận, nhặt từng chiếc lá sâu, nâng niu từng quả non..., tôi cố gạt mọi suy nghĩ, so sánh hạn hẹp để tìm sự hài hòa giữa những việc làm cần mẫn ấy với số tiền hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng mà ông nhẹ tênh đóng góp để giúp người nghèo, người gặp khó.
Rời khỏi khu vườn mận, ông đưa tôi ra chợ Gò Công - nơi vợ và 2 con trai ông đang bán từng ký hành, từng bụm ớt, từng bó rau... Vợ ông – bà Đào Thị Giàu – thuộc loại lam lũ nhất trong số hàng chục người chuyên mua bán rau ở một góc chợ Gò Công. Bà cùng vợ chồng 2 đứa con trai hằng ngày có mặt ở chợ lúc sáng sớm, đến chiều tối mới về nhà, buổi trưa không hề ngơi nghỉ...
Tôi thử để ý xem có biểu hiện gì khác thường trên khuôn mặt người phụ nữ lam lũ ấy khi tôi hỏi về chuyện chồng bà làm từ thiện hàng trăm tấn lúa, nhưng đáp lại chỉ có nụ cười tự nhiên, đôn hậu. Các con của họ cũng có cùng nụ cười dễ thương như thế. Họ lam lũ, tìm từng ngàn tiền lời để trang trải cuộc sống gia đình và để góp phần cùng ông Mẫm làm việc thiện. Rõ ràng, việc ông Mẫm hiến tài sản có giá trị lớn để cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo đã được sự đồng thuận rất cao trong gia đình, mọi người đều xem đó là niềm vui, niềm tự hào.
Theo tiengiang.gov.vn
Tôi không hình dung dư luận sẽ xôn xao tới cỡ nào khi bà con biết rằng 9 tấn gạo nói trên chỉ là một phần trong kế hoạch ủng hộ 120 tấn lúa cho đồng bào miền Trung và các hộ nghèo Tiền Giang của người nông dân này.
Sự bất ngờ của Hội Chữ thập Đỏ
Ngày 19.10, bà Lê Ngọc Xuân - cán bộ Chữ thập Đỏ (CTĐ) xã Bình Ân, một xã nghèo vùng sâu thuộc huyện Gò Công Đông – tiếp một người dân tên Lê Văn Mẫm - ngụ ấp Kênh Trên. Bà Xuân đã trố mắt kinh ngạc khi ông Mẫm nhờ cơ quan CTĐ chuyển giúp 9 tấn gạo của gia đình ông cứu trợ đồng bào miền Trung đang bị lũ lụt làm cho tan nhà nát cửa, lâm cảnh thiếu đói. Bất ngờ bởi lẽ, ông Mẫm là một nông dân chỉ sở hữu chưa tới 0,5ha đất trồng mận, vợ ông buôn bán nhỏ mặt hàng rau cải ngoài chợ Gò Công. Ông Mẫm cũng nói rõ, số gạo này chỉ là đợt cứu trợ đầu tiên, gia đình ông sẽ còn tiếp tục cứu trợ nhiều đợt nữa. Bà Xuân đã báo cáo vụ việc về Hội CTĐ huyện Gò Công Đông.
Hội CTĐ huyện Gò Công Đông đã cử người đến gặp ông Mẫm và đề nghị nhận đợt đầu 4 tấn gạo. Ngay ngày hôm sau, ông Mẫm đã chuyển 7 tấn lúa đến nhà máy xay xát để cho ra 4 tấn gạo bàn giao cho Hội CTĐ huyện. Ngày 26.10, đích thân Hội CTĐ tỉnh Tiền Giang đã đến ấp Kênh Trên để nhận tiếp 5 tấn gạo từ gia đình ông Mẫm và trao tặng ông thư cảm ơn của Hội CTĐ tỉnh về hành động cao đẹp này. Hội CTĐ tỉnh Tiền Giang cũng mời vợ chồng ông Mẫm tham gia đoàn cứu trợ của tỉnh đi miền Trung trao quà cứu trợ. Vợ chồng ông Mẫm đã từ chối chuyến đi, một phần vì sức khoẻ không bảo đảm cho chuyến đi đường dài, nhưng cái chính là để ông ở nhà chuẩn bị cho đợt cứu trợ kế tiếp.
Ngày 28.10, khi trao đổi với người viết, bà Lê Ngọc Xuân vẫn còn bồi hồi thán phục và bất ngờ trước sự ủng hộ cứu trợ “lạ lùng” của gia đình ông Mẫm. Bà cho biết, bà không xa lạ gì hoàn cảnh của vợ chồng ông Mẫm. Với chưa tới 5 công vườn và sạp bán rau ngoài chợ, thu nhập hằng năm của gia đình ông Mẫm chỉ khoảng 100 triệu đồng, vậy mà họ tính chuyện ủng hộ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo 120 tấn lúa (khoảng 600 triệu đồng, đã giao tới ngày 26.10 khoảng 16 tấn lúa (9 tấn gạo) tương đương 100 triệu đồng)... Còn ông Nguyễn Văn Đến – Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Ân – thì cho biết, gia đình ông Mẫm có truyền thống làm công tác từ thiện suốt hàng chục năm qua, nhưng ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo số tiền lớn như vậy thì thật bất ngờ và đáng khâm phục.
Tấm lòng rộng nơi hẻm sâu
Từ thị xã Gò Công đi về hướng biển khoảng 10 cây số là đến xã Bình Ân. Đây là vùng quê nghèo, trước đây đất bị nhiễm mặn, những năm gần đây nhờ chương trình ngọt hoá Gò Công mà đời sống người dân khấm khá hơn. Nhà cửa ở đây phần nhiều là nhà tạm bợ, nhà cấp 4, rất ít nhà lầu, nhà biệt thự. Chạy ngoằn ngoèo hơn cây số, tôi tìm đến nhà ông Lê Văn Mẫm nằm cuối con hẻm nhỏ. Ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, diện tích hẹp (khoảng 6m x 6m), nội và ngoại thất đều bình dân, không có bất cứ vật liệu, trang trí nào cao cấp. Xung quanh nhà có nhiều nhà kho chứa lúa và nhiều hồ chứa nước. Ông Mẫm đang ngồi ăn cơm trưa một mình bên hiên nhà, cơm nấu bằng gạo “ngang” (không phải gạo thơm), thức ăn là mướp xào với nấm, tương, chao...
Ông Mẫm cho biết, ông ăn chay trường từ năm 20 tuổi. Nồi cơm ông đang ăn là từ số gạo dạt (lớp lúa nằm sát đất, bị ẩm mốc) trong lô gạo gửi tặng bà con miền Trung. Ông nói: “Lúa của mình, ăn thứ nào cũng được, còn gạo gửi tặng bà con bị thiên tai phải là gạo trắng, chất lượng tốt. Bà con nhận hàng cứu trợ mà thấy gạo bị ẩm mốc thì còn gì là ý nghĩa”. Đích thân gia đình ông đã tuyển chọn, tự tay đem lúa đi xay, rồi mua loại bao bì có chất lượng tốt nhất đựng gạo nhằm bảo đảm gạo ra tới miền Trung vẫn giữ tốt phẩm cấp.
Ông Mẫm đưa tôi đi xem các kho chứa quanh nhà vẫn còn đầy ắp lúa. Ông cho biết, số lúa này ông mua của bà con quanh vùng vào vụ hè thu vừa qua, giá từ 4 đến 5 ngàn đồng/kg. Tổng cộng số lúa nhập kho khoảng 120 tấn, được ông bảo quản rất kỹ, có trang bị phương tiện chống ẩm mốc và chống chuột phá hoại. Ông nói: “Dù ai có mua với giá 10 ngàn/kg tôi cũng không bán. Đây là số lúa gia đình tôi mua để dùng hết làm từ thiện, chủ yếu giúp đồng bào bị thiên tai miền Trung, một phần giúp đồng bào nghèo trong xã, huyện trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.
Kế bên các kho lúa là dãy hồ bêtông cao ráo, tổng cộng 13 cái với tổng sức chứa khoảng 50 ngàn đôi nước (tương đương 2.000m3), tổng số tiền đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Vùng đất Bình Ân chưa có nước máy, vào mùa khô bà con gặp nhiều khó khăn chuyện nước ngọt cho sinh hoạt. Gia đình ông Mẫm xây dãy hồ chứa nước này là để cung cấp miễn phí nước sinh hoạt cho bà con trong những tháng mùa khô.
Cùng ông Mẫm tiếp chuyện người viết còn có cô con gái lớn của ông – chị Lê Thị Thanh Thuỷ. Chị Thuỷ bị bệnh nan y – suy thận mạn – từ 7 năm qua. Hiện đôi tay của chị luôn bị run, rất khó khăn trong sinh hoạt. Chị vừa mới đi tái khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy – TPHCM trở về. Không chỉ chữa bệnh cho mình, trong 1 ngày ở Bệnh viện Chợ Rẫy chị đã cấp phát 2,8 triệu đồng “làm phước” cho những người bệnh gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Chị Thuỷ nói: “Theo gương của cha mẹ, ba chị em chúng tôi đứa nào cũng tham gia làm việc thiện. Làm ra được 10 đồng, chúng tôi giúp những người nghèo khó 3 – 4 đồng”.
Gom từng ngàn đồng để làm việc nghĩa
Nhìn sắc vóc của ông Mẫm, tôi cứ ngỡ ông đã gần 70, nhưng thực ra ông mới 56 tuổi. Cuộc đời cơ cực đã làm ông già nhanh hơn tuổi. Hiện công việc hằng ngày của ông là chăm sóc gần 0,5ha vườn và phụ vợ con chạy chợ bán rau. Ông đưa tôi ra khu vườn trồng đầy mận. Mùa này mận mới ra hoa, chưa có trái. Từ khu vườn này, hằng năm ông thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Nhìn ông chăm sóc từng gốc mận, nhặt từng chiếc lá sâu, nâng niu từng quả non..., tôi cố gạt mọi suy nghĩ, so sánh hạn hẹp để tìm sự hài hòa giữa những việc làm cần mẫn ấy với số tiền hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng mà ông nhẹ tênh đóng góp để giúp người nghèo, người gặp khó.
Rời khỏi khu vườn mận, ông đưa tôi ra chợ Gò Công - nơi vợ và 2 con trai ông đang bán từng ký hành, từng bụm ớt, từng bó rau... Vợ ông – bà Đào Thị Giàu – thuộc loại lam lũ nhất trong số hàng chục người chuyên mua bán rau ở một góc chợ Gò Công. Bà cùng vợ chồng 2 đứa con trai hằng ngày có mặt ở chợ lúc sáng sớm, đến chiều tối mới về nhà, buổi trưa không hề ngơi nghỉ...
Tôi thử để ý xem có biểu hiện gì khác thường trên khuôn mặt người phụ nữ lam lũ ấy khi tôi hỏi về chuyện chồng bà làm từ thiện hàng trăm tấn lúa, nhưng đáp lại chỉ có nụ cười tự nhiên, đôn hậu. Các con của họ cũng có cùng nụ cười dễ thương như thế. Họ lam lũ, tìm từng ngàn tiền lời để trang trải cuộc sống gia đình và để góp phần cùng ông Mẫm làm việc thiện. Rõ ràng, việc ông Mẫm hiến tài sản có giá trị lớn để cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo đã được sự đồng thuận rất cao trong gia đình, mọi người đều xem đó là niềm vui, niềm tự hào.
Theo tiengiang.gov.vn
Similar topics
» Xuân Mai rạng ngời giữa thiên nhiên
» Độc đáo ngôi nhà trăm cột, 150 tuổi
» Thiên thạch bay sát trái đất
» vi mot mua tuyen sinh than thien!!!!!!!!!!!!
» Vi mot mua tuyen sinh than thien!!!!!!!!!!!!
» Độc đáo ngôi nhà trăm cột, 150 tuổi
» Thiên thạch bay sát trái đất
» vi mot mua tuyen sinh than thien!!!!!!!!!!!!
» Vi mot mua tuyen sinh than thien!!!!!!!!!!!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tue Apr 03, 2012 7:22 am by edulinks
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Wed Feb 15, 2012 12:34 pm by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sat Sep 24, 2011 7:21 am by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Thu Aug 18, 2011 8:25 am by tuquynh
» which data card is better in hyderabad,andhra pradesh?
Wed Aug 03, 2011 2:46 pm by Khách viếng thăm
» free bonus casino no deposit
Wed Aug 03, 2011 4:09 am by Khách viếng thăm
» fatty acids in fish oil
Tue Aug 02, 2011 11:33 pm by Khách viếng thăm
» SVC Host services Win32 process?
Tue Aug 02, 2011 5:35 pm by Khách viếng thăm
» What are the best lightweight JavaScript MVC solutions out there?
Mon Aug 01, 2011 9:31 pm by Khách viếng thăm