Tìm kiếm
Latest topics
Di tích lịch sử dân tộc: Mộ Thủ Khoa Huân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Di tích lịch sử dân tộc: Mộ Thủ Khoa Huân
Sau khi Thủ Khoa Huân mất, để tỏ lòng tôn kính nhân dân địa phương đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử trảm 100m, ngay Trường Tiểu học Mỹ Tịnh An. Năm 1995 được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tiền Giang Đền thờ Thủ Khoa Huân được dời về cạnh mộ của ông ở ấp Hoà Quới, xã Hoà Tịnh, huyện Chợ Gạo. Từ đó có tên gọi Đền thờ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân.
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, ông sinh năm Canh Dần tại làng Tịnh Hà, tổng Thanh Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông bỏ chức Giáo thụ (chức quan ngành Giáo dục) từ biệt gia đình tham gia kháng chiến, liên kết với các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc, ngược hẳn với chiến lược hoà mà thực chất là đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn.
Năm 1875, trong một trận giao tranh với giặc bị bất lợi, ông cùng tuỳ tùng Đốc Binh Hương trở về Chợ Gạo dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Đốc Binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc dẫn quân về bắt Nguyễn Hữu Huân ở Chợ Gạo ngày 15 tháng 05 năm 1875, đem giam tại Mỹ Tho (lần bị bắt thứ ba).
Do áp lực của thực dân Pháp, tháng 7 năm 1864, quan Tổng đốc An Giang là Phan Khắc Thận đã hèn nhát bắt ông giao nộp cho quân giặc. Một tháng sau ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án khổ sai chung thân và bị đày tận đảo "Bòn Bon" tức Réunion (Trung Mỹ). Suốt 15 năm hoạt động 03 lần bị bắt-03 lần khởi nghĩa, trên chiến trường, trong tù ngục và ngay khi bị xử trảm Thủ Khoa Huân không nao núng tinh thần cho đến phút cuối cùng luôn nêu tấm gương "Tận trung báo quốc" và "Đạo cương thường" vì nước vì dân.
Ngày 19 tháng 05 năm 1875 chúng cho tàu chở ông theo dòng sông Bảo Định về quê Mỹ Tịnh An để hành quyết, nhằm lúc 12 giờ trưa ngày rằm tháng tư năm Ất Hợi. Năm ấy ông được 45 tuổi.
Mộ Thủ Khoa Huân thuộc loại hình di tích lịch sử dân tộc. Lúc đầu mộ được lắp bằng đất, đến năm 1927 con cháu của ông và nhân dân địa phương xây lại bằng đá xanh. Mộ gồm 02 phần: núm mộ và bia mộ.
Mộ có giá trị lịch sử dân tộc, đây là nơi chôn cất Phó đề đốc, nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Thủ Khoa - Nguyễn Hữu Huân. Khu di tích Đền thờ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân với diện diện tích 3.500m2. Hiện nay, tại đây đã thành lập Ban bảo vệ Đền thờ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, hằng ngày có người bảo vệ, chăm sóc khu di tích và đón tiếp khách tham quan.
Ngoài ra, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Thành uỷ Mỹ Tho đã cho xây dựng tượng Thủ Khoa Huân tại vườn hoa Lạc Hồng ngay trung tâm thành phố Mỹ Tho nay là công viên Thủ Khoa Huân.
Di tích Mộ Thủ Khoa Huân được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia./.
Theo tiengiang.gov.vn
Mộ Thủ Khoa Huân |
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông bỏ chức Giáo thụ (chức quan ngành Giáo dục) từ biệt gia đình tham gia kháng chiến, liên kết với các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc, ngược hẳn với chiến lược hoà mà thực chất là đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn.
Năm 1875, trong một trận giao tranh với giặc bị bất lợi, ông cùng tuỳ tùng Đốc Binh Hương trở về Chợ Gạo dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Đốc Binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc dẫn quân về bắt Nguyễn Hữu Huân ở Chợ Gạo ngày 15 tháng 05 năm 1875, đem giam tại Mỹ Tho (lần bị bắt thứ ba).
Do áp lực của thực dân Pháp, tháng 7 năm 1864, quan Tổng đốc An Giang là Phan Khắc Thận đã hèn nhát bắt ông giao nộp cho quân giặc. Một tháng sau ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án khổ sai chung thân và bị đày tận đảo "Bòn Bon" tức Réunion (Trung Mỹ). Suốt 15 năm hoạt động 03 lần bị bắt-03 lần khởi nghĩa, trên chiến trường, trong tù ngục và ngay khi bị xử trảm Thủ Khoa Huân không nao núng tinh thần cho đến phút cuối cùng luôn nêu tấm gương "Tận trung báo quốc" và "Đạo cương thường" vì nước vì dân.
Ngày 19 tháng 05 năm 1875 chúng cho tàu chở ông theo dòng sông Bảo Định về quê Mỹ Tịnh An để hành quyết, nhằm lúc 12 giờ trưa ngày rằm tháng tư năm Ất Hợi. Năm ấy ông được 45 tuổi.
Mộ Thủ Khoa Huân thuộc loại hình di tích lịch sử dân tộc. Lúc đầu mộ được lắp bằng đất, đến năm 1927 con cháu của ông và nhân dân địa phương xây lại bằng đá xanh. Mộ gồm 02 phần: núm mộ và bia mộ.
Mộ có giá trị lịch sử dân tộc, đây là nơi chôn cất Phó đề đốc, nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Thủ Khoa - Nguyễn Hữu Huân. Khu di tích Đền thờ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân với diện diện tích 3.500m2. Hiện nay, tại đây đã thành lập Ban bảo vệ Đền thờ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, hằng ngày có người bảo vệ, chăm sóc khu di tích và đón tiếp khách tham quan.
Ngoài ra, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Thành uỷ Mỹ Tho đã cho xây dựng tượng Thủ Khoa Huân tại vườn hoa Lạc Hồng ngay trung tâm thành phố Mỹ Tho nay là công viên Thủ Khoa Huân.
Di tích Mộ Thủ Khoa Huân được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia./.
Theo tiengiang.gov.vn
Similar topics
» Di tích lịch sử dân tộc: Lăng mộ và đền thờ Trương Định
» Di tích lịch sử dân tộc: Chiến Lũy Pháo Đài
» Di tích lịch sử dân tộc: Lăng Hoàng gia
» Di tích lịch sử dân tộc: Lăng Tứ Kiệt
» Di tích lịch sử dân tộc: Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận
» Di tích lịch sử dân tộc: Chiến Lũy Pháo Đài
» Di tích lịch sử dân tộc: Lăng Hoàng gia
» Di tích lịch sử dân tộc: Lăng Tứ Kiệt
» Di tích lịch sử dân tộc: Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tue Apr 03, 2012 7:22 am by edulinks
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Wed Feb 15, 2012 12:34 pm by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sat Sep 24, 2011 7:21 am by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Thu Aug 18, 2011 8:25 am by tuquynh
» which data card is better in hyderabad,andhra pradesh?
Wed Aug 03, 2011 2:46 pm by Khách viếng thăm
» free bonus casino no deposit
Wed Aug 03, 2011 4:09 am by Khách viếng thăm
» fatty acids in fish oil
Tue Aug 02, 2011 11:33 pm by Khách viếng thăm
» SVC Host services Win32 process?
Tue Aug 02, 2011 5:35 pm by Khách viếng thăm
» What are the best lightweight JavaScript MVC solutions out there?
Mon Aug 01, 2011 9:31 pm by Khách viếng thăm