Tìm kiếm
Latest topics
Nét đẹp chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nét đẹp chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang
Nét đẹp chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang
(Cập nhật: 24.09.2008
08:58)
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những
ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam bộ. Sau bao mưa nắng dãi dầu, sự tàn phá của
bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ đẹp lộng lẫy của mình.
Chùa tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, thuộc làng Mỹ Hóa,
nay là xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Trước kia, chùa
vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ
XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành
ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích
Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh.
Năm
1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân - Chánh Hậu về
trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng
vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng
góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm
nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.
Điều
đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của
cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Nét độc đáo của
cổng Tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những
bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện dân
gian và những đề tài tứ quý, tứ linh, hoa lá...
Mặt tiền chùa
Vĩnh Tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á lẫn Âu. Ở đây có
những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của
Pháp, gạch men của Nhật Bản... chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ
quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích. Từ xa trông vào, du khách có thể hình
dung ngôi chùa như Ăngco có 5 tháp.
Ở
chính điện có bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu bát tiên
cưỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.
Trên bàn thờ có nhiều pho tượng như A Di Đà, Thích Ca, La Hán và các tượng Bồ
Tát... Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Thế
Chí) được làm bằng đồng. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng to bằng người thật.
Hai
bên tường trong chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương Bồ Tát. Đặc biệt ở
đây còn có bộ tượng Thập Bát La Hán và những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ độc đáo,
mà một số nghệ nhân ở Nam bộ đã tạo vào năm 1907. Bộ tượng này
bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,8 m, bề ngang gối 0,58 m được đặt hai bên
điện Phật, mỗi vị La Hán có bửu bối riêng của mình tượng trưng cho các giác quan
mà giáo lý nhà Phật gọi là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ở ba thời
quá khứ, hiện tại và vị lai. Các tượng La Hán này được tạo hình cân đối, sinh
động, cưỡi trên những con thú như: trâu, bò, ngựa, lạc đà, hà mã, tê giác...
Trong khuôn viên
chùa còn có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ nên tạo được cảm giác yên lành,
thanh thản trong lòng du khách, đồng thời cũng là trang điểm cho ngôi chùa thêm
lộng lẫy hơn.
Có thể nói, chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ
nhất, đẹp nhất ở miền Tây Nam bộ. Vì lẽ đó, hàng ngày chùa đón nhận
một lượng lớn khách từ thập phương về đây viếng thăm, cúng
bái.
(Cập nhật: 24.09.2008
08:58)
hs.graphicsDir = 'js/highslide/graphics/'; hs.outlineType = 'rounded-white'; |
ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam bộ. Sau bao mưa nắng dãi dầu, sự tàn phá của
bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ đẹp lộng lẫy của mình.
Chùa tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, thuộc làng Mỹ Hóa,
nay là xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Trước kia, chùa
vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ
XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành
ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích
Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh.
Năm
1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân - Chánh Hậu về
trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng
vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng
góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm
nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.
Điều
đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của
cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Nét độc đáo của
cổng Tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những
bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện dân
gian và những đề tài tứ quý, tứ linh, hoa lá...
Mặt tiền chùa
Vĩnh Tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á lẫn Âu. Ở đây có
những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của
Pháp, gạch men của Nhật Bản... chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ
quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích. Từ xa trông vào, du khách có thể hình
dung ngôi chùa như Ăngco có 5 tháp.
Ở
chính điện có bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu bát tiên
cưỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.
Trên bàn thờ có nhiều pho tượng như A Di Đà, Thích Ca, La Hán và các tượng Bồ
Tát... Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Thế
Chí) được làm bằng đồng. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng to bằng người thật.
Hai
bên tường trong chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương Bồ Tát. Đặc biệt ở
đây còn có bộ tượng Thập Bát La Hán và những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ độc đáo,
mà một số nghệ nhân ở Nam bộ đã tạo vào năm 1907. Bộ tượng này
bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,8 m, bề ngang gối 0,58 m được đặt hai bên
điện Phật, mỗi vị La Hán có bửu bối riêng của mình tượng trưng cho các giác quan
mà giáo lý nhà Phật gọi là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ở ba thời
quá khứ, hiện tại và vị lai. Các tượng La Hán này được tạo hình cân đối, sinh
động, cưỡi trên những con thú như: trâu, bò, ngựa, lạc đà, hà mã, tê giác...
Trong khuôn viên
chùa còn có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ nên tạo được cảm giác yên lành,
thanh thản trong lòng du khách, đồng thời cũng là trang điểm cho ngôi chùa thêm
lộng lẫy hơn.
Có thể nói, chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ
nhất, đẹp nhất ở miền Tây Nam bộ. Vì lẽ đó, hàng ngày chùa đón nhận
một lượng lớn khách từ thập phương về đây viếng thăm, cúng
bái.
hangoc83- Tổng số bài gửi : 31
Points : 93
Join date : 30/03/2010
Age : 41
Similar topics
» Di tích kiến trúc nghệ thuật CHÙA VĨNH TRÀNG
» Huỳnh Đình Điển - người kinh doanh khách sạn đầu tiên ở Tiền Giang
» Tiền Giang: Khởi công xây dựng Nhà máy Chế tạo ống thép hàn thẳng đầu tiên tại Việt Nam
» Festival Trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại Tiền Giang
» Trường Trung học được thành lập sớm nhất và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên ở Tiền Giang
» Huỳnh Đình Điển - người kinh doanh khách sạn đầu tiên ở Tiền Giang
» Tiền Giang: Khởi công xây dựng Nhà máy Chế tạo ống thép hàn thẳng đầu tiên tại Việt Nam
» Festival Trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại Tiền Giang
» Trường Trung học được thành lập sớm nhất và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên ở Tiền Giang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tue Apr 03, 2012 7:22 am by edulinks
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Wed Feb 15, 2012 12:34 pm by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sat Sep 24, 2011 7:21 am by tuquynh
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Thu Aug 18, 2011 8:25 am by tuquynh
» which data card is better in hyderabad,andhra pradesh?
Wed Aug 03, 2011 2:46 pm by Khách viếng thăm
» free bonus casino no deposit
Wed Aug 03, 2011 4:09 am by Khách viếng thăm
» fatty acids in fish oil
Tue Aug 02, 2011 11:33 pm by Khách viếng thăm
» SVC Host services Win32 process?
Tue Aug 02, 2011 5:35 pm by Khách viếng thăm
» What are the best lightweight JavaScript MVC solutions out there?
Mon Aug 01, 2011 9:31 pm by Khách viếng thăm