Tiền Giang Quê Tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Du học tại Học viện EASB, nhận iPad 2 sành điệu
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyTue Apr 03, 2012 7:22 am by edulinks

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyWed Feb 15, 2012 12:34 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptySat Sep 24, 2011 7:21 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyThu Aug 18, 2011 8:25 am by tuquynh

» which data card is better in hyderabad,andhra pradesh?
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyWed Aug 03, 2011 2:46 pm by Khách viếng thăm

» free bonus casino no deposit
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyWed Aug 03, 2011 4:09 am by Khách viếng thăm

» fatty acids in fish oil
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyTue Aug 02, 2011 11:33 pm by Khách viếng thăm

» SVC Host services Win32 process?
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyTue Aug 02, 2011 5:35 pm by Khách viếng thăm

» What are the best lightweight JavaScript MVC solutions out there?
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải EmptyMon Aug 01, 2011 9:31 pm by Khách viếng thăm

Affiliates
free forum


Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải

Go down

Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải Empty Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải

Bài gửi by Mr.Duy Wed Mar 31, 2010 1:54 pm

- Tên gọi chính thức: Nhà Đốc Phú Hải
- Tên gọi khác: Nhà truyền thống thị xã Gò Công, nhà Bà Huyện.
+ Cuối thế kỷ 19 Tri huyện Huỳnh Đình Ngươn là chồng bà Dương Thị Hương-con rể bà Trần Thị Sanh về đây an dưỡng lúc tuổi già nên gọi là nhà Bà Huyện.
+ Đến đời con rể bà Hương làm Đốc Phủ Sứ là Nguyễn Văn Hải (Phú Hàm) về ở, cho xây thêm nhiều công trình phụ chung quanh gọi là nhà Phú Hải.
+ Từ năm 1980 đến năm 1999, ngôi nhà này được Huyện uỷ, UBND thị xã Gò Công làm Nhà truyền thống thị xã Gò Công.
+ Từ năm 2000 đến nay, được đổi lại là Nhà Đốc Phủ Hải.
Nhà Đốc Phú Hải thuộc phường I, thị xã Gò Công, giữa các khu phố dân cư đông đúc, phương tiện đi đến di tích bằng ôtô rất thuận lợi băng hai con đường:
- Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Gò Công bằng quốc lộ 50.
- Bằng đường liên tỉnh lộ 24 từ Mỹ Tho xuống Gò Công khoảng 35km.
Nhà truyền thống thị xã Gò Công là một công trình kiến trúc phong kiến cuối thế kỷ 19 đầu 20 vùng Gò Công Tiền Giang, ngôi nhà này được khởi công xây dựng từ giữa những năm 1860.
Giữa những năm 1860 bà Trần Thị Sanh rời gia đình chồng cùng con gái là Dương Thị Hương về đây cất nhà để ở, lúc đó ngôi nhà này được cất theo dạng chử Đinh, ba gian lợp lá. Ít lâu sau để chuẩn bị đám cưới con gái, bà Sanh làm lại lợp ngói âm dương.
Vào khoảng năm 1860-1885, Huyện Ngươn là chồng bà Dương Thị Hương chán cảnh quan trường về ở đây cho tu sửa ngôi nhà này khang trang rộng đẹp, nguy nga có tiếng để dưỡng già. Khi ông qua đời bà Hương ở cùng con gái út là Trần Thị Điệu.
Từ 1885-1890 phong trào xây dựng dinh cơ nổi lên ở Gò Công, các gia đình địa chủ kheo khoang nhà cửa. Chồng bà Điệu là Nguyễn Văn Hải có chút tân học-tài sản cho xây thêm tiền sảnh, hai nhà vuông hai bên phía sau nhà chính để những người làm công trong nhà ở và sắm sửa thêm nhiều đồ đạc Tây, Tàu về chưng dọn trong nhà (nên còn gọi là nhà Phủ Hải).
Năm 1909-1917 ngôi nhà được tu bổ thêm xây tường, làm hàng rào sắt, phía sau xây thêm lẫm lúa rất lớn. Trong đợt trùng tu này tốn hết 10.000 giạ lúa tương đương 250 tấn thóc lúc bấy giờ.
Toàn cục ngôi nhà thành thể cách nội công ngoại quốc rất đặc biệt. Địa cuộc bên ngoài quay về phía Bắc, sau lưng quay về phía Nam. Gồm ba phần: nhà chính có diện tích là 533,26m2, hai nhà vuông 196,4m2 và lẫm lúa. Vật lệu xây dựng chủ yếu là gỗ, gạch, xi-măng, ngói.
Nhà Đốc Phủ Hải thuộc loại kiến trúc dân dụng nhà ở của địa chủ phong kiến cuối thế kỷ 19 đầu 20. Nhà được xây cất theo dạng chữ Đinh (lúc ban đầu), qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông-nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ).
- Nhà chánh: ba gian hai chái toàn bộ lợp ngói âm dương gồm 36 cây cột, trong đó gỗ chiếm 30 cây gỗ căm xe và gõ.
Tiền sảnh làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho. Các xiên trính đều chạm ba mặt và ở hai đầu. Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung kính hình chữ nhật và hình vuông. Bên trong các khung: tứ quí, hoa, trái, chim, thú tượng trưng cho các loại hoa trái Nam Bộ, trên 4 góc khung có 4 con bướm đang bay hướng vào vòng tròn.
Vào trong nhà tiền đường nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu. Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo với các tích truyện Tàu ngày xưa: nhị thập tứ hiếu, Văn Vương cầu hiền… hoặc các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam: đàn bầu, tỳ bà, sáo trúc được các nghệ nhân thể hiện rất công phu tỉ mỉ. Trên các khánh thờ chạm lưỡng long chầu nguyệt và thếp vàng.
Ngoài các khuôn biển, các liễn đại tự, các đôi liễn trên các vách cột, phải kể đến các đồ dùng quí hiếm hiện nay còn để lại như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Giường Tàu (giường Thất Bảo) mặt loát 6 tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, thanh chân chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ. Hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen… Đặc biệt các bức tranh vẽ trên kính, hai bộ tranh hạt cườm bằng nhung đỏ, 8 tấm thêu mai-lan-cúc-trước, xuân-hạ-thu-đông.
Tóm lại, các tác phẩm chạm trổ hai mặt, khảm xà cừ được trang trí trong nhà rất phong phú đề tài thể hiện triết lý Nho-Lão-Phật. Ơû đây tác giã đã mạnh dạn đưa nhiều đề tài dân gian và những loại sản vật mang đậm nét vùng Gò Công nói riêng và đồng bằng Nam bộ nói chung. Đồng thời thể hiện nghề chạm khảm xà cừ của vùng Gò Công có tiếng từ xưa đến nay, xứng với câu khen ngợi dân gian:
“Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé”
Với các công trình còn lại của ngôi nhà và hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ + 70 cổ vật có trong nhà hiện nay thì nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ phong kiến còn lại tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng.
Nhà Đốc Phủ Hải được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994./.
Các hình ảnh về di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Đốc Phủ Hải
Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải NhaDocPhuHai1Di tích kiến trúc nghệ thuật: Nhà Đốc Phủ Hải NhaDocPhuHai2


Theo tiengiang.gov.vn
Mr.Duy
Mr.Duy
Admin

Tổng số bài gửi : 380
Points : 1129
Join date : 30/03/2010
Age : 41
Đến từ : Tiền Giang

https://tiengiang.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết